Tủ tụ bù hạ thế
Tủ bù hạ thế
Tụ bù hạ thế thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện, muốn tích điện cho tụ bù người ta nối hai bản cực của tụ bù với nguồn điện, bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm.
Trong hệ thống điện, tụ bù hạ thế được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền. Tụ bù hạ thế là thành phần chính trong tủ điện tụ bù bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, thiết bị đo, hiển thị,…
Cấu tạo của tụ bù hạ thế sản xuất tại Hahuco
Gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy- giấy ngâm dầu. Toàn bộ được cố định trong một bình hàn kín, hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.
Công ty TNHH xây dựng- dịch vụ và thương mại Hải Hưng (Hahuco) sản xuất và cung cấp ra thị trường 2 loại tụ bù hạ thế là tụ bù khô và tụ bù dầu. Đều đảm bảo có chất lượng đạt chuẩn.
Cách tính công suất tụ bù hạ thế
Để chọn tụ bù phù hợp cho một tải để đúng với mục đích sử dụng thì cần tính toán biết công suất (P) của tải đó và hệ số công suất (Cosφ) của tải đó:
Giả sử công suất của tải là P.
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 (sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ).
Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 (trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn).
Công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).
Ví dụ công suất tải là P = 100 (kW).
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33.
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88.
Vậy công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2).
Qb = 100*(0.88 – 0.33) = 55 (kVAr).
Đặc biệt công ty Hahuco còn có đội ngũ tư vấn, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích và có được mức giá cả phù hợp nhất đồng thời sảm phẩm có chất lượng tốt.